Đồng Nai: Phát triển hạ tầng giao thông là đi trước một bước trong phát triển kinh tế

Ngày nay, khi xu thế kết nối kinh tế các vùng miền trong cả nước, kết cấu hạ tầng giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các địa phương. Giao thông thuận tiện không chỉ giúp cho việc đi lại, giao thương hàng hóa thuận lợi giữa các địa phương trong khu vực mà còn tạo ra hành lang vận tải, tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các địa phương trong vấn đề thu hút đầu tư quốc tế.

Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, với tổng chiều dài 99km, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh có chiều dài hơn 51km, tổng mức đầu tư hơn 12,5 ngàn tỷ đồng sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng trước ngày 30-4-2023

Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết – Dầu Giây thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, với tổng chiều dài 99km, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh có chiều dài hơn 51km, tổng mức đầu tư hơn 12,5 ngàn tỷ đồng sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng trước ngày 30-4-2023

Thấy được tầm quan trọng của đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đối với phát triển kinh tế của các tỉnh, thành kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có Đồng Nai, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển hạ tầng giao thông, xem đây là một vấn đề trọng tâm với yêu cầu đảm bảo kết nối Đồng Nai với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước thông qua hệ thống giao thông đường bộ.

Nhìn vào hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia về giao thông được triển khai tại Đồng Nai và đi qua Đồng Nai như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, đường vành đai 3 – TP.HCM, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Liên Khương đã, đang và sắp được triển khai sẽ thấy tốc độ đầu tư, xây dựng các dự án hạ tầng giao thông lớn mang tầm vóc kết nối vùng, quốc gia và quốc tế đã được lãnh đạo trung ương và địa phương quan tâm đến nhường nào.

Ngay tại trung tâm đô thị Biên Hòa, từ năm 2019, hàng chục dự án liên quan đến hạ tầng giao thông, trong đó việc phát triển các dự án đường ven sông hứa hẹn mang đến sự đổi thay rất lớn đối với bộ mặt đô thị loại I Biên Hòa trong tương lai. Việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông là “đi trước một bước” trong tư duy phát triển kinh tế của Đồng Nai khi nhận thức được sự đòi hỏi bức thiết của thực tiễn. Điều đó, vừa tháo gỡ các điểm tắc nghẽn giao thông, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của tỉnh cũng như sự kết nối với các địa phương trong cả nước.

Sự nhìn xa trông rộng, sự quyết tâm dành nhiều ưu tiên cho việc đầu tư nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng giao thông là “bước đi” đột phá của lãnh đạo trung ương và địa phương. Bởi khi kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại sẽ tạo lập được cơ cấu vận tải hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và chuyên nghiệp… từ đây sẽ tạo được “đòn bẩy”, tạo được lợi thế cạnh tranh rất lớn trong phát triển về mọi mặt, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phấn đấu đưa Đồng Nai trở thành địa phương công nghiệp theo hướng hiện đại trong thời gian tới.

Và để sớm đạt được mục tiêu này, Đồng Nai đang cần sự quan tâm hỗ trợ từ Trung ương, các địa phương và sự chung tay, góp sức của mỗi người dân Đồng Nai trong sự nghiệp phát triển tỉnh nhà.

Theo Baodongnai

5/5 - (95 bình chọn)