Chuẩn bị lên thành phố, Tân Uyên nhận đầu tư liên tục nghìn tỷ đồng
Định hướng phát triển mục tiêu 2025 trở thành đô thị loại II, nâng cấp đơn vị hành chính từ thị xã lên thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, theo đó Tân Uyên nhận đầu tư từ loạt dự án hàng tỷ đồng.
Hạ tầng giao thông Tân Uyên được nâng cấp
Nằm trong quy hoạch và kế hoạch phấn đấu trở thành thành phố trước năm 2025, Tân Uyên những năm trở lại đây đồng loạt nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng. Chính quyền địa phương triển khai loạt công trình hạ tầng quan trọng như nâng cấp đường ĐT 747B với lộ giới quy hoạch 42-74 m, đường ĐT 746 lộ giới 35,5-42 m. [TN1] Các tuyến giao thông đối nội quan trọng, kết nối các trục đường chính đô thị và các khu phố như đường Tân Phước Khánh 10, đường LKV13 cũng được đầu tư quy hoạch mở rộng lộ giới lên 28 m.
Đáng chú ý nhất là kế hoạch đẩy mạnh xây dựng đường vành đai 4. Dự án đường vành đai 4 TP.HCM do Thủ tướng phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết từ 2013 với tổng mức đầu tư lên đến 98.537 tỷ đồng, có chiều dài gần 200 km, đi qua TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu. Điểm đầu tuyến giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (địa bàn thị xã Phú Mỹ), điểm cuối tại cảng Hiệp Phước, TPHCM. Hướng tuyến đường vành đai 4 TP.HCM bắt đầu từ QL 1A (khu vực Tân Uyên – Bến Cát – Bình Dương), qua sông Sài Gòn tại cầu Phú Nhuận và sẽ kết thúc tại Ql22 tại Km 23 + 500 Củ Chi (TP. HCM).
Dự kiến tuyến đường sẽ phải hoàn thành trước năm 2023. Khi đi vào hoạt đông tuyến đường này giúp kết nối kinh tế vùng TPHCM, Bình Dương với các tỉnh Tây Nam Bộ, Tây Nguyên,… kết nối các vùng kinh tế KCN với cảng Cát Lái, Hiệp Phước, sân bay quốc tế Long Thành.
Khu công nghiệp VSIP III
Song hành cùng đầu tư hạ tầng giao thông, Tân Uyên thu hút đầu tư mạnh mẽ vào các khu công nghiệp (KCN). Với việc hai thị xã Thuận An và Dĩ An lên thành phố từ năm 2019 và Bình Dương đang tập trung phát triển thành phố thông minh, các chuyên gia dự báo sắp tới sẽ diễn ra làn sóng di dời nhà máy lên Tân Uyên, Bàu Bàng của các doanh nghiệp.
Nổi bật nhất là KCN VSIP III có tổng mức đầu tư hạ tầng dự kiến 6.407 tỉ đồng, nằm trên đường Vành đai 4, kết nối với đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn xuyên suốt đến Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi có các cảng biển và sân bay quốc tế hàng đầu cả nước. Đây cũng là vị trí liên kết trực tiếp với hai khu công nghiệp VSIP I và VSIP II với tổng diện tích hơn 2.500 ha phần lớn đã lấp đầy.
Đặc biệt, VSIP III sở hữu vị trí chiến lược khi nằm ở vành đai thành phố mới Bình Dương, nơi hội tụ các dịch vụ đẳng cấp phục vụ giao thương quốc tế , liền kề trung tâm hành chính tập trung của tỉnh Bình Dương. VSIP III được giới đầu tư dự báo sẽ sớm trở thành khu công nghiệp xanh hiện đại, thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao và các doanh nhân, chuyên gia đầu ngành đến làm việc.
Hiện đã có khoảng 67 tập đoàn, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu khả năng phát triển sản xuất tại VSIP III trên tổng số chỉ gần 40 vị trí quy hoạch trong giai đoạn 1, tương đương hơn 300 ha đất công nghiệp và 2,8 tỷ USD vốn đầu tư dự kiến. Cho thấy, vị trí tại VSIP III được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi quy mô, chất lượng công trình và định hướng phát triển ngay từ những ngày đầu khởi công.
Bên cạnh VSIP III, Tân Uyên còn một loạt khu công nghiệp lớn như VSIP II (345ha), Nam Tân Uyên (333ha), Nam Tân Uyên mở rộng (346ha), Tân Lập (400ha), Đất Cuốc (212ha), Uyên Hưng (158ha), Phú Chánh (128ha), Kim Huy (213ha)…
Tân Uyên thiếu hụt nguồn cung căn hộ
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các tiện ích xã hội “điện đường trường trạm” và chính sách chủ trương phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, sẽ thu hút hàng nghìn chuyên gia và người lao động đến sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, cũng vì mới được chú trọng phát triển nên Tân Uyên so với Dĩ An, Thuận An còn quá ít các dự án an cư.
Một số dự án như Paragon City (nhà liền kề), Penta City (nhà phố, biệt thự), khu đô thị 5F Capella (đất nền)… thị trường Tân Uyên vẫn vắng bóng các dự án căn hộ. Theo đó dự án căn hộ Tecco Felice Tower được đánh giá cao kể từ khi xuất hiện và cũng là dự án đầu tiên và duy nhất có tầng thương mại với đầy đủ tiện nghi và mảng xanh phục vụ cư dân.
Theo ông Hoàng Mạnh Hoàng – Thành viên hiệp hội BĐS Việt Nam cho hay, so với các sản phẩm BĐS khác, hiện các dự án căn hộ chung cư được thiết kế có các tiện ích nội khu phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân sẽ dành được sự quan tâm hàng đầu bởi sự linh hoạt trong chính sách thanh toán và môi trường sống an toàn, thuận tiện, hiện đại.
Anh Thực (quận 12, TPHCM) chọn về Tân Uyên để có cơ hội sở hữu nhà ở dễ dàng hơn so với khả năng tài chính của anh hiện tại. Theo anh, với định hướng phát triển của Tân Uyên sắp tới sẽ lên thành phố cùng với lịch sử của các thị xã khác của Bình Dương đã hoàn thành kế hoạch lên thành phố, Tân Uyên sẽ sớm trở thành tất đất tất vàng. Anh Thực chia sẻ, thời điểm hiện tại còn khá lý tưởng cho ai muốn chọn về an cư.
Huỳnh Như